Vàng từ lâu đã được xem là một trong các kênh đầu tư trú ẩn an toàn cho mọi người ở thời điểm khó khăn. Người ta ví loại tài sản giá trị này giống như “hàng rào thép” chống lạm phát và tiền mất giá vô cùng hiệu quả. Bạn biết gì về mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát? Hãy cùng kenhdautuvang.com tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát có liên quan không ít đến lãi suất
Nhiều nhà quan sát thị trường đầu tư tài chính nhận định rằng, về mặt lý thuyết sẽ luôn có một mối quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất với lạm phát và giá vàng. Cụ thể như sau:
- Một khi ngân hàng nhà nước quốc gia có những tín hiệu cắt giảm lãi suất thì lạm phát và giá vàng sẽ gia tăng. Lý do là vì, lãi suất giảm kéo theo nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mong muốn vay vốn làm ăn.
Lúc này nguồn cung tiền cho nền kinh tế tăng cao, lạm phát vì thế xuất hiện, đồng tiền dần mất giá trị. Từ đó, nhiều người lựa chọn cách mua vàng để bảo toàn giá trị tài sản trước tình hình lạm phát, càng nhanh càng tốt.
- Ngược lại, khi lãi suất tăng, nguồn cung tiền không lớn, lạm phát dần giảm xuống, tạo nhiều sự cạnh tranh trong đầu tư hơn. Một số kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn vàng, cho nên không ít người lựa chọn từ bỏ vàng, giá vàng giảm.
Trong đó, các khoản đầu tư cho thu nhập cố định, lợi suất hấp dẫn có thể kể đến bao gồm quỹ ETF hay trái phiếu,…
Tuy nhiên về mặt thực tế trên thị trường đầu tư, không ít những trường hợp người ta nghiên cứu được lập luận lãi suất và giá vàng, lạm phát nghịch đảo là không hoàn toàn chính xác, đầy đủ.
Cụ thể vào năm 1970, giá vàng được đẩy lên đến mức cao nhất mọi thời đại (tính trong thế kỷ 20), nhưng lãi suất lúc đó vẫn chễm chệ trên đỉnh. Như vậy có thể thấy, giữa lãi suất và giá vàng không đơn thuần là tỷ lệ nghịch với nhau, chúng cần có thêm biến số liên quan và đó chính là lạm phát.
Mở tài khoản đầu tư vàng online cùng sàn giao dịch vàng hàng đầu thế giới tại đây
Giá vàng sẽ như thế nào khi bị lạm phát tác động lên?
Tương tự như trên theo lý thuyết, lạm phát là hiện tượng bắt nguồn từ nguồn tiền cung trên thị trường lớn và kéo dài. Điều này khiến nền tăng kinh tế tăng trưởng vượt bậc, liên tục trong một thời gian nhất định dẫn đến lạm phát.
Thời điểm lạm phát, giá trị tiền đột ngột giảm sút nghiêm trọng. Những người sở hữu, dự trữ tiền nếu không tìm cách bảo toàn tài sản thì sau lạm phát, tiền của họ sẽ không còn giá trị như ban đầu nữa.
Lúc này, vàng được xem là kênh đầu tư an toàn nhất, người ta ùn ùn kéo nhau đi mua vàng. Như vậy, mối quan hệ cầu cao hơn cung, giá vàng nhanh chóng tăng vọt. Do đó, có thể khẳng định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát là một mối quan hệ tích cực.
Tỷ lệ hoàn vốn của vàng được khẳng định là gần như hoàn toàn, không có sự khác biệt quá lớn. Không giống các loại hàng hóa thông thường khác, vàng không hề hao mòn hay đánh mất giá trị theo thời gian.
Bằng chứng là suốt chiều dài lịch sử nhiều thế kỷ, vàng vẫn luôn là tài sản lưu trữ quý giá vô song. Ngược lại, giá vàng tăng hay giảm cũng có thể giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ lạm phát trong tương lai.
Giá vàng tăng quá nhanh, nhu cầu về vàng cao chính là tín hiệu đáng tin cậy nhất cho thấy lạm phát sắp xuất hiện. Ngoài ra, như đã nói ở trên, lạm phát chính là yếu tố quyết định mối quan hệ nghịch đảo giữa vàng và lãi suất.
Trong đầu tư, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẽ dự đoán giá vàng dựa trên những thay đổi lãi suất và lạm phát. Sau đó, họ đầu tư mua vàng khi lạm phát tăng và kỳ vọng bán ra kiếm lời khi thời kỳ này giảm.
Tuy nhiên, đừng quá đặt hết niềm tin, tài sản vào việc đầu tư này, vì nó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ. Vì trong thực tế, lịch sử từng thống kê lạm phát và giá vàng không hề đồng nhất.
Theo đó, trong 8 năm từ 1974 đến 2008, tình hình lạm phát ở Mỹ rất cao, đạt 5% trở lên, nhưng giá vàng vẫn ở mức trung bình hoặc chỉ tăng nhẹ. Đối với tình huống này bạn sẽ rất khó dự đoán xu hướng thị trường và có quyết định đầu tư chính xác, hiệu quả.
Như vậy, bạn đã hiểu thêm nhiều điều thú vị về giá vàng và lạm phát thông qua những chia sẻ trên. Để cập nhật các thông tin, kiến thức hữu ích về đầu tư, bạn đừng quên thường xuyên truy cập rebrand.ly/investiment nhé!