Khủng hoảng, lạm phát, giá trị đồng USD, FED, lãi suất… là các yếu tố ảnh hưởng giá vàng thế giới mà các Trader đầu tư kênh vàng nên biết.
Vàng là một hàng hóa đặc biệt, khi vừa là trang sức làm đẹp có giá trị vừa là kênh đầu tư đầy tiềm năng, tính thanh khoản sâu và an toàn suốt nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, đây lại là hàng hóa vô cùng nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng giá trị bởi các điều kiện thị trường khác nhau. Trong bài viết này, kenhdautuvang.com sẽ tổng hợp top 9 các yếu tố ảnh hưởng giá vàng thế giới, mà bất kỳ Trader nào khi tham gia trade vàng cũng cần phải biết.
Khủng hoảng thế giới
Vàng sẽ là nơi trú ẩn an toàn và đáng tin cậy nhất khi các nhà đầu tư thiếu niềm tin vào thị trường tài chính. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, khủng hoảng trầm trọng thì vàng lại đang thiết lập một xu hướng tăng kỷ lục chưa từng có trước đây. Ngay sau chiến sự Nga và Ukraine, giá vàng đã từng tăng chạm đỉnh và đối với các sự kiện khủng hoảng khác cũng thế, vàng được xem là một bức tường thành trú ẩn an toàn của nhiều nhà đầu tư.
Lạm phát
Một trong các yếu tố ảnh hưởng giá vàng thế giới phải kể đến đó là lạm phát. Trong tình hình lạm phát tăng cao, nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ vàng và xem đây là một hàng rào chống lạm phát hiệu quả. Dù tiền tệ có liên tục bị mất giá do lạm phát thì giá trị vàng vẫn luôn ổn định trong suốt thời gian qua.
Trị giá đồng USD
USD được xem là loại tiền tệ phổ biến và có sức ảnh hưởng nhất đến thị trường, đây là đồng tiền dự trữ có khối lượng và số lượng lớn nhất trên thế giới. Vàng và USD có mối quan hệ đối lập với nhau, một khi trị giá đồng USD tăng, đồng nghĩa với giá vàng sẽ hạ xuống và ngược lại.
Ngân hàng trung ương FED
Ngân hàng trung ương FED có vai trò quan trọng trong việc nắm giữ và đưa ra các quyết sách tiền tệ của các quốc gia khác. Một khi các chính sách tiền tệ do FED đưa ra không mang lại hiệu quả, nhiều Trader sẽ hướng đầu tư sang vàng, một sản phẩm tài chính an toàn và vô cùng thanh khoản. Chính vì thế, trong giao dịch Forex, Trader có thể nhận thấy tại các lịch kinh tế, tin tức mỗi khi FED đưa ra các quyết sách giảm lãi suất đồng USD, kéo theo giá vàng lập tức tăng mạnh.
Lãi suất
Vàng không phải là hàng hóa được trả lãi định kỳ như trái phiếu kho bạc hoặc tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, sự biến động giá vàng lại chính là mức lãi suất tốt nhất. Trường hợp lãi suất tăng, giá vàng sẽ giảm bởi có nhiều nhà đầu tư bán vàng ra để tìm kiếm những cơ hội đầu tư khác tốt hơn. Ngược lại, trong trường hợp lãi suất giảm, kéo giá vàng tăng trở lại, lãi suất thấp đồng nghĩa với giá vàng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Dự trữ chính phủ
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và một số nước như: Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha… là những tổ chức có khối lượng dự trữ vàng lớn nhất trên toàn thế giới. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng giá vàng thế giới, khi những tổ chức này có hoạt động mua vàng nhiều hơn là bán ra, sẽ thúc đẩy giá vàng tăng cao. Điều này dễ hiểu bởi vì lúc này nguồn cung tiền tệ đang tăng và vàng đang là hàng hóa khan hiếm được săn đón.
Sản xuất vàng
Theo số liệu thống kê từ Cục dự trữ vàng thế giới, mỗi năm có hơn 2.500 tấn vàng được sản xuất ra thị trường, thấp hơn nhiều so với tổng nguồn cung thực tế ước tính khoảng 165.000 tấn mỗi năm. Mặc dù nhìn tổng thể lực sản xuất có vẻ khiêm tốn, song chi phí để sản xuất ra vàng thành phẩm vẫn là yếu tố tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng thị trường. Khi chi phí sản xuất tăng, các đơn vị khai thác vàng buộc phải bán ra số lượng lớn để có thêm tiền và bảo toàn lợi nhuận hiện tại.
Cung cầu
Vàng được xem là một nguồn tài nguyên hữu hạn, hàng hóa này luôn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dù ở bất kỳ giai đoạn thị trường nào. Cung cầu là một trong các yếu tố ảnh hưởng giá vàng thế giới. Hàng hóa này được tổng hợp là có nguồn cung cầu cao nhất so với các loại sản phẩm đầu tư khác như: Dầu thô, khí đốt, các kim loại quý khác… Vàng so với trị giá các loại tiền tệ vẫn luôn là công cụ đầu tư ổn định và có thể theo đuổi trong thời gian dài.
Quỹ ETF
Bên cạnh các tổ chức dự trữ vàng trung ương thì các quỹ ETF như: SPDR Gold Shares – GLD, iShares Gold Trust – IAU… là những kênh đầu tư cho phép các Trader giao dịch vàng thông qua các chứng chỉ do những quỹ này cung cấp. Đây là những tổ chức có lượng vàng nắm giữ không thua kém gì các tổ chức dự trữ chính phủ. Khi những quỹ này có động thái bán ra hoặc mua vào một lượng lớn vàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị vàng trên thị trường chung.
Thông qua bài viết trên, Trader chắc hẳn đã hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng giá vàng thế giới. Đây sẽ là kiến thức bổ trợ quan trọng giúp Trader tự tin hơn khi giao dịch vàng và biết cách dự phòng những rủi ro do các yếu tố tác động đến giá vàng. Từ đó, đưa ra những quyết định đầu tư vàng đúng thời điểm nhất. Chúc Trader thành trade vàng thành công!