Wheat là gì? Thuật ngữ dùng để chỉ lúa mì, một loại hàng hóa nông sản phổ biến trên thị trường CFD và hợp đồng tương lai, được nhiều nhà đầu tư chọn lựa giao dịch.
Wheat là thuật ngữ dùng để chỉ lúa mì. Đây là một mặt hàng nông sản phổ biến và được giao dịch rộng rãi trên thị trường hàng hóa. Để đầu tư lúa mì hiệu quả, nhà đầu tư cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của nó.
Tình hình ngành trồng trọt, sản xuất lúa mì
Wheat – lúa mì – đã được con người bắt đầu trồng vào khoảng 10,000 năm trước công nguyên. Hơn 5000 năm trước, người Ai Cập đã trồng, nướng bánh mì làm từ lúa mì trong lò nướng. Ngày nay, sau gạo, lúa mì chính là ngũ cốc đứng thứ 2 toàn cầu về khối lượng tiêu thụ.
Trên thế giới, lúa mì được trồng khắp nơi. Chỉ duy Nam Cực là không thể trồng được nông sản này. Lúa mì cũng có rất nhiều giống khác nhau và mỗi nơi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu sẽ thích hợp với 1 loại giống nhất định.
Lúa mì được trồng ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, 10 quốc gia dưới đây là trồng nhiều nhất:
- Trung Quốc
- Ấn Độ
- Nga
- Mỹ
- Pháp
- Canada
- Đức
- Pakistan
- Úc (Australia)
- Ukraine
Trong vụ mùa năm 2021 – 2022, toàn cầu đạt sản lượng khoảng 789 triệu tấn. So với mùa vụ trước đó, sản lượng đã tăng gần 13 triệu tấn. Trong đó, khối Liên minh châu Âu có sản lượng tốt nhất. Sản lượng và diện tích trồng trọt ở khu vực này đều tăng và dự báo sẽ càng được cải thiện hơn khi thời tiết chấm dứt đợt hạn hán kéo dài.
Vụ mùa chính của lúa mì là vụ đông xuân. Tùy từng quốc gia và vùng lãnh thổ, lúa mì sẽ được trồng và thu hoạch trong khoảng thời gian chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 11.

Wheat dùng để làm gì?
Wheat – lúa mì có rất nhiều dưỡng chất: Vitamin B, sắt, protein và lượng lớn canxi. Do đó, nó được sử dụng để chế biến rất nhiều sản phẩm như bánh mỳ cao cấp (có hàm lượng protein cao), bánh mì thông thường, bánh quy. Một phần không nhỏ được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi.
Không những thế, ứng dụng của lúa mì còn rất rộng rãi ở các ngành công nghiệp khác. Ví dụ như dược phẩm, công nghiệp giấy, làm đẹp…
Hiện nay, các nước EU, Mỹ, Canada và Nga là những quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Còn Bắc Phi, Trung Đông và các nước khu vực Đông Nam Á chính là những quốc gia nhập khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá lúa mì?
Mùa vụ và sản lượng không hẳn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá lúa mì. Có rất nhiều nhân tố khác khiến giá cả của Wheat biến động. Và nếu bạn là một nhà đầu tư hàng hóa, chọn lúa mì, bạn không thể không biết đến vấn đề này.
Có 4 yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất khiến giá lúa mì trên thị trường thay đổi:
Thời tiết
Yếu tố thời tiết rất quan trọng trong sản xuất và quyết định sản lượng lúa mì. Ví dụ như hạn hán hay mưa bão sẽ khiến năng suất giảm. Từ đó giá lúa mì cũng sẽ tăng cao. Ngược lại, thời tiết thuận lợi thì sản lượng thu hoạch cũng ổn định và giá cả cũng sẽ bình ổn hơn.
Tuy nhiên, do các khu vực sản xuất lúa mì nằm rải rác ở nhiều nơi trên thế giới nên nơi này có thời tiết tốt hgif nơi khác có thời tiết xấu. Do đó, giá cả cũng sẽ được cân đối và bù đắp khi đưa ra thị trường quốc tế.

Nhu cầu tiêu thụ Wheat ở các quốc gia đang phát triển
Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi… đều là những nơi nhập khẩu lúa mì nhiều. Và đây cũng là nơi tập trung các quốc gia đang phát triển và đang ở thời kỳ bùng nổ dân số. Do đó, nhu cầu về thực phẩm như lúa mì sẽ tăng lên. Điều này sẽ kích cầu cho giá lúa mì tăng mạnh.
Chênh lệch cung cầu
Cán cân cung cầu là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định đến giá lúa mì trên toàn cầu. Thông thường, để điều chỉnh cung cầu, chính phủ từng quốc gia sẽ có những chính sách cụ thể.
Ví dụ như, Ấn Độ ban hành thuế nhập khẩu lúa mì cao để hạn chế nhập khẩu, giúp thúc đẩy giao thương và sản xuất lúa mì trong nước. Điều này khiến giá cả thay đổi. Và xu hướng trên toàn cầu là các quốc gia bị áp thuế nhập khẩu sẽ chọn trồng những loại ngũ cốc khác để thay thế lúa mì.
Đồng USD
Đồng USD ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá lúa mì, cũng như nhiều loại ngũ cốc khác như Ngô, Đậu tương. Đồng USD tăng giá sẽ gây áp lực khiến giá lúa mì giảm. Ngược lại, đồng USD giảm sẽ hỗ trợ giá lúa mì tăng lên.

Ngoài ra, chính sách trợ cấp và thúc đẩy sản xuất ethanol từ Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến giá lúa mì. Nông dân có thể tăng diện tích trồng ngô và giảm diện tích lúa mì. Từ đó, giá lúa mì cũng có thể tăng cao.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Wheat – lúa mì. Mặt hàng này khá đặc biệt và thú vị, nhà đầu tư có thể chọn giao dịch CFD tại XTB. Trước khi quyết định mua bán, hãy tham khảo thật kỹ thị trường để có thể đưa ra được quyết định chuẩn xác nhất.