Tìm hiểu về Palladium CFD: Cách thức giao dịch, lịch sử giá, yếu tố tác động tới giá để mang về lợi nhuận dễ dàng.
Palladium được biết đến là kim loại quý hiếm bậc nhất hiện nay và tất nhiên giá thành không hề rẻ. Tuy nhiên việc đầu tư và sở hữu kim loại này không phổ biến cho đến khi Palladium CFD xuất hiện.
Hình thức đầu tư này là gì, liệu có an toàn và có mang lại lợi nhuận? Nếu anh em trader đang quan tâm tới hình thức đầu tư này thì không nên bỏ qua chia sẻ trong bài viết sau.
Palladium CFD là gì?
Palladium CFD hay còn gọi là hợp đồng chênh lệch Palladium CFD. Nhà đầu tư tham gia giao dịch thông qua các hợp đồng chênh lệch chứ không trực tiếp giao dịch kim loại Palladium.
Hình thức đầu tư này đã quá quen thuộc với giới đầu tư khi đã xuất hiện từ lâu, được đánh giá là tiềm năng và an toàn. Chính vì thế anh em trader không phải quá lo lắng khi tham gia đầu tư vào đây.
Palladium được biết đến là kim loại hiếm bậc nhất trên thế giới được phát hiện vào năm 1803. Kim loại này có màu trắng khá giống bạc và được đặt tên theo hành tinh tượng trưng cho nữ thần Athena.
Kim loại được phát hiện tại Nam Mỹ bởi nhà hóa học William Hyde Wollaston khi ông thành công trong việc tách platin từ quặng thông qua một loạt phản ứng hóa học.
Là kim loại quý hiếm nên giá trị của Palladium không hề nhỏ. Giá trị của Palladium càng được nâng lên khi có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp: Sản xuất ô tô, y học, chế tạo trang sức, điện tử…
Bật mí cách thức giao dịch của Palladium CFD
Hợp đồng chênh lệch Palladium được biết đến là một hàng hóa phái sinh, tức nhà đầu tư giao dịch nhưng không thực sự sở hữu hàng hóa. Việc kiếm lời thông qua sự chênh lệch giữa giá mua và bán hợp đồng Palladium. Giá mua và giá bán biến động phụ thuộc vào giá của Palladium trên thế giới.
Cách thức giao dịch của Palladium CFD cũng tương tự các CFD khác và thao tác cực kỳ đơn giản. Nhà đầu tư cần tham gia sàn môi giới có cung cấp sản phẩm hợp đồng chênh lệch Palladium.
Sau đó phân tích thị trường, xác định xu hướng để tính toán giá mua/ bán hợp đồng để có thể thu về lợi nhuận. Cuối cùng thực hiện mua/ bán trên nền tảng giao dịch của sàn môi giới.
Lịch sử giá của Palladium trên thị trường quốc tế
Là kim loại quý hiếm nên biến động giá của Palladium cũng có phần khá đặc biệt và khác biệt so với các loại hàng hóa thông thường.
- Mức giá thấp nhất Palladium là $78 cho 1 ounce vào tháng 8/ 1991.
- Tuy nhiên mức giá đã dần phục hồi ngay sau đó và ghi nhận sự tăng giá khả mạnh mẽ.
- Chỉ mất nửa thấp kỷ để giá Palladium tăng gấp 3 lần. Cụ thể năm 1999 có giá khoảng $300, đã tăng lên gấp 3 lên $1.047,89 vào tháng 1/ 2001. Tuy nhiên chỉ 9 tháng sau, giá Palladium đã giảm xuống và chỉ còn khoảng $343,500 cho 1 ounce.
- Đến tháng 5 năm 2003, giá Palladium đạt mức thấp nhất kể từ năm 1997 khi chỉ còn khoảng $170,000 cho 1 ounce.
- Khoảng thời gian 2007 – 2008 là thời điểm bùng nổ của hàng hóa, Palladium giao dịch với mức giá $474. Sau đó giá giảm xuống còn $178,95 trong cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn đó.
- Đến tháng 2/ 2011, giá Palladium phục hồi và đạt mức giá khá cao lên đến $826. Tuy nhiên do sự lo ngại về phục hồi kinh tế, thị trường giảm xuống còn $502 vào tháng 1 năm 2016.
- Đến tháng 1/ 2008, giá Palladium đã quay trở lại ngưỡng $1.000 kể từ năm 2001.
- Đến 28/2/2020, giá Palladium trên thị trường tăng vọt lên mức $2.548,10 và là mức giá kỷ lục của Palladium. Giá tăng vượt $3.000 vào tháng 5/ 2021 và hiện đang giao dịch ở mức $2.000.
Yếu tố tác động tới giá Palladium CFD là gì?
Biến động giá Palladium chính là tác động chính gây ảnh hưởng tới giá của Palladium CFD. Vậy đâu là yếu tố ảnh hưởng tới giá của Palladium trên thị trường?
- Cung – cầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá của Palladium. Khi cung Palladium tăng mà cầu không đổi thì giá Palladium sẽ giảm. Ngược lại khi cầu Palladium tăng đột biến thì giá sẽ tăng một cách nhanh chóng.
- Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới cầu của Palladium. Suy thoái kinh tế, lạm phát đều là yếu tố khiến giá Palladium giảm.
- Dịch bệnh, thiên tai cũng ảnh hưởng tới giá của Palladium. Trong đại dịch Covid 19, các hoạt động sản xuất đã bị gián đoạn và làm cho giá Palladium giảm. Hay khi lũ lụt ở Nga đã làm gián đoạn sản lượng từ Nornickel đã khiến giá Palladium tăng vọt lên hơn 3.000 đô.
Palladium CFD là kênh đầu tư an toàn, hứa hẹn mang đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi giá Palladium có xu hướng tăng mạnh mẽ. Hy vọng chia sẻ trên sẽ giúp anh em trader hiểu về kênh đầu tư này, có quyết định tham gia đúng đắn để rinh lời về túi.