Bỏ túi thống kê giá Vàng Việt Nam qua các năm giai đoạn 2013- 2024để hiểu biến động của thị trường này trước khi quyết định đầu tư.
Vàng luôn được biết là tài sản an toàn, được mọi người lựa chọn để tích lũy. Nhưng hiện tại, đây còn được coi là một kênh đầu tư mang về nhiều lợi nhuận và có tính an toàn.
Để mang về hiệu quả trong các giao dịch, quyết định đúng đắn có nên thực hiện mua/ bán trong từng thời điểm. Thì việc nắm rõ giá vàng để so sánh là điều cần thiết. Đó là lý do kenhdautuvang.com thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm chi tiết và chia sẻ trong bài viết sau.
Mối quan hệ giữa giá vàng Việt Nam và thế giới
Khi thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm, chúng ta dễ dàng nhận thấy chiều hướng biến động giá vàng tại Việt Nam có phần giống giá vàng trên thế giới. Tuy nhiên biên độ tăng giảm có phần khác biệt phụ thuộc vào cung – cầu từng thị trường cũng như biến động của tiền tệ từng khu vực.
Khi mua vàng tại Việt Nam, bạn cần sử dụng đồng nội tệ là Việt Nam đồng. Còn giá vàng trên thế giới, bạn cần mua bằng các loại tiền tệ khác lớn như: Đô la Mỹ, Euro, Nhân dân tệ của Trung Quốc, Yên Nhật Bản…
Giá vàng có xu hướng đi ngược lại so với các đồng tiền tệ và đặc biệt là đô la Mỹ. Khi đô la Mỹ tăng giá vàng có xu hướng giảm và với tiền Việt Nam quy luật này có phần tương tự.
Thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm chi tiết giai đoạn 2013 – 2024
Nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi trong suốt 10 năm qua và thị trường vàng ngày càng phát triển và cạnh tranh. Dưới đây là thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm từ 2012 – 2022.
Giá vàng Việt Nam trong giai đoạn 2013
2013 được xem là thời kỳ suy thoái của vàng sau khi đã trải qua cơn sốt vàng đạt đỉnh vào năm 2011 và 2012. Trong 3 tháng đầu năm, giá vàng SJC ghi nhận mức dao động từ 43 triệu tới 47 triệu, đây là thời điểm giá vàng cao nhất trong năm.
Bắt đầu từ tháng 5, giá vàng trải qua một đợt giảm giá mạnh và đến 28/6 chạm đáy chỉ còn 35 triệu đồng cho 1 lượng. Trong các tháng tiếp theo, giá vàng có sự tăng giá nhưng không nhiều, dao động từ 37 tới 39 triệu đồng/ 1 lượng.
Cuối năm, trong phiên giao dịch cuối cùng, giá vàng đạt mức 36 triệu đồng cho 1 lượng. Tóm lại, năm 2013, giá vàng Việt Nam đã giảm 26% so với năm trước tương ứng 12 triệu đồng cho 1 lượng.
Giá vàng Việt Nam trong năm 2014, 2015
Trong năm 2014, thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm cho thấy giá có phần ổn định hơn. Phiên giao dịch đầu năm ghi nhận mức giá là 34.780 triệu đồng/ 1 lượng và cuối năm ghi nhận mức giá là 25.130 triệu đồng/ lượng.
Trong suốt năm 2014, giá vàng chỉ tăng 350.000 cho 1 lượng. Trong năm, mức giá đạt đỉnh 37.4 triệu vào ngày 20/5 nhưng 6 tháng cuối năm lại ghi nhận sự giảm giá. Trong năm này, giá vàng trên thế giới ghi nhận sự giảm giá cụ thể là 26 USD/ ounce.
Năm 2015 giá vàng Việt Nam có phần tương tư với năm 2014 khi không có nhiều biến động. Tuy nhiên, giá vàng cuối năm ghi nhận sự giảm giá khá mạnh so với đầu năm và lên đến 2.430 triệu đồng cho 1 lượng.
Giá vàng Việt Nam trong năm 2016
Tuy năm 2016 vẫn được đánh giá là một năm khá u ám của thị trường vàng tại Việt Nam. Nhưng đây là thời điểm chấm dứt tình trạng giảm giá của 3 năm liên tục trước đó.
Trong 6 tháng đầu năm, tình trạng đổ xô đi mua vàng diễn ra do FED giữ thái độ thận trọng trong việc tăng lãi suất. Đồng thời Anh rút khỏi liên minh châu Âu đã tác động nhà đầu tư chuyển sang các kênh đầu tư an toàn hơn.
Năm 2016 có các điểm đáng lưu ý về giá vàng Việt Nam: Giá vàng SJC 2 lần thấp hơn giá vàng thế giới và có sự chênh lệch lớn về giá vàng Việt Nam và thế giới.
Giá vàng Việt Nam giai đoạn 2017 – 2018
Trong 2 năm này, ghi nhận sự biến động chậm rãi của cả giá vàng trong nước và thế giới. Năm 2017 có sự tăng giá nhẹ vào cuối năm vơi sgias mở bán là 36.1 triệu và giá kết thúc phiên là 36.44 triệu đồng. Giá vàng đạt đỉnh vào ngày 9/9 với 37.5 triệu đồng.
Năm 2018 ghi nhận sự mất giá cả vàng, tháng 1 giá SJC đạt 37 triệu đồng/ 1 lượng. Nhưng đến tháng 3 xu hướng giảm bắt đầu, sau đó tạo đấy vào cuối quý 3. Dù có đợt tăng nhẹ nhưng cuối năm vẫn ghi nhận giá giảm và kết thúc với mức 36.575 triệu.
Giá vàng năm 2019
Có thể nói năm 2019 là một năm khởi sắc của giá vàng trong nước khi đã lấy lại phong độ, ghi nhận sự tăng giá mạnh mẽ sau 6 năm giảm giá và ít biến động. Đầu năm giá vàng ghi nhận ở mức 36.58 triệu đồng/ 1 lương và kết thúc năm ở mức giá 42.750 triệu đồng.
Trong năm ghi nhận mức giá tăng hơn 6 triệu đồng cho 1 lượng, tăng 16%. Trong năm, mức giá đạt đỉnh tại 43.03 triệu đồng vào ngày 5/9 và thấp nhất là 36.270 triệu vào ngày 24/4.
Thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm có thể thấy 2019 có sự tăng giá, tạo lại đỉnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thị trường vàng vẫn chưa lấy lại được sức hút của mình đối với phía đầu tư.
Giá vàng Việt Nam trong năm 2020
Có thể nói đây là thời gian khó quên của thị trường vàng khi nhận được sự quan tâm trên toàn thế giới. Ngay từ tháng 3, giá vàng đã tạo đỉnh với mức giá 47.47 triệu đồng cho 1 lượng.
Bên cạnh quy luật tăng tự nhiên thì phải kể đến ảnh hưởng của đại dịch covid-19. Mọi người tại Việt Nam và trên thế giới đều muốn tìm đến kênh an toàn khi ghi nhận sự sụt giảm mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, các đồng tiền mất giá.
Giá vàng liên tục ghi nhận sự tăng giá và đạt đỉnh vào ngày 9/8 với mức giá 60.32 triệu đồng. Tại thời điểm này giá vàng Việt Nam ghi nhận sự cao giá hơn vàng quốc tế là 4 triệu đồng cho 1 lượng.
Sau khi đạt đỉnh, 3 ngày sau giá vàng ghi nhận sự giảm giá mạnh lên đến 5 triệu đồng/ lượng. Các tháng sau đó, giá vàng dao động từ 56.02 triệu đồng tới 56.77 triệu đồng.
Giá vàng Việt Nam trong năm 2021
Năm 2021 là một năm lên xuống bất thường của giá vàng. Tuy nhiên trong năm 2021, trung bình giá vàng đã giảm khoảng 6 triệu đồng cho 1 lượng.
Cụ thể đầu năm giá vàng đạt mức 57.32 triệu đồng/ lượng và đến cuối năm vượt ngưỡng 61 triệu đồng/ lượng. Nguyên nhân sự thất thường của giá vàng trong năm 2021 vẫn chủ yếu do đại dịch covid có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới cả lạm phát và chính sách tiền tệ.
Giá vàng Việt Nam trong năm 2022
Năm 2022 là một năm nhiều biến động của giá vàng Việt Nam nhưng nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng so với các năm trước đó. Trong 8 tháng đầu năm, giá vàng liên tục tăng trưởng và đạt mức 6.5%.
Tuy nhiên giá vàng sau đó không có nhiều sự biến động và thời kỳ cuối năm có sự giảm giá nhẹ. Giá vàng trong nước năm 2022 có phần nhỉnh hơn so với giá vàng thế giới khoảng 15 triệu đồng/ lượng.
Giá vàng Việt Nam trong năm 2023
Đầu năm 2023, Cục dự trữ Liên bang Mỹ FDA ban hành chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát. Trong bối cảnh đó, giá trị đồng USD tăng lên mạnh khiến giá vàng giảm nhẹ. Ngoài ra, các căng thẳng địa chính trị cũng như các điều kiện kinh tế toàn cầu cũng tác động không nhỏ đến giá vàng. Nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức của người dân giảm mạnh, giá vàng theo đó cũng sụt giảm đáng kể.
Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2023, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới cũng bắt đầu có biến động tăng “thần tốc”. Cụ thể, thống kê giá vàng Việt Nam trong 3 tháng cuối năm luôn chạm đến ngưỡng 74 triệu đồng/ lượng và cao hơn cả so với giá vàng thế giới:
- Giá vàng SJC: Mức giá mua vào dao động quanh ngưỡng 73,3 triệu/lượng. Bán ra ở ngưỡng 74,3 triệu/lượng.
- Giá vàng Doji: Mua vào ở ngưỡng 73,2 triệu/lượng. Bán ra ở ngưỡng 74,4 triệu/lượng.
- Giá vàng PNJ: Mua vào ở ngưỡng 73,4 triệu/ lượng. Bán ra ở ngưỡng 74,4 triệu/lượng.
Đến cuối năm, giá vàng thế giới đảo chiều giảm. Giá vàng Việt Nam những tháng cuối năm lại tăng lên vì nhu cầu người dân tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán.
Giá vàng Việt Nam những tháng đầu năm 2024 và dự đoán giá vàng tương lai
Mở đầu năm 2024, giá vàng khởi đầu ở mức cao hơn 73 triệu đồng/ lượng. So với cuối năm 2023 thì giá vàng có điều chỉnh giảm nhẹ. Đây vẫn là mức cao so với giá vàng thế giới. Tuy nhiên vào giữa tháng 2, giá vàng Việt Nam có một đợt điều chỉnh giảm nhẹ cùng chiều với giá vàng thế giới. Nguyên nhân là lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng mạnh và các nhà đầu tư cũng bắt đầu bán chốt lời.
Từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4, giá vàng quay đầu tăng mạnh. Các đỉnh giá mới liên tục bị phá vỡ và đỉnh điểm giá vàng lên đến 88 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân của đợt tăng giá vàng này chính là do lo ngại lạm phát tăng cao. Hơn nữa, FED nới lỏng chính sách tiền tệ, các căng thẳng chính trị quốc tế cũng leo thang.
Đứng trước sức nóng của thị trường vàng, chính phủ Việt Nam đã tổ chức 5 lần đấu thầu vàng miếng SJC. Mục đích là để bình ổn giá vàng. Tuy nhiên, 3/5 lần đấu giá đã bị hủy bỏ vì các doanh nghiệp không mặn mà. Kết quả của 2 lần đấu thầu vàng thì số vàng các doanh nghiệp thầu được cũng chỉ để đủ bù vào chỗ đã bán ra.
Từ giữa tháng 4 đến nay, giá vàng có điều chỉnh giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao trên 84 triệu đồng/ lượng. So với giá vàng quốc tế, giá vàng Việt Nam đang cao hơn đến 14 triệu đồng/ lượng.
Và mặc dù giá vàng tăng vọt, nhưng rõ ràng đây vẫn là thời điểm mà các nhà đầu tư nên đầu tư vàng. Vì theo dự đoán, đến cuối năm, giá vàng sẽ tăng khoảng 5% so với đầu năm. Mặc dù vậy, có khá nhiều yếu tố vĩ mô tác động nên sẽ có các đợt sóng ngắn hạn biến động mạnh. Các nhà đầu tư lướt sóng cần lưu ý để chọn thời điểm mua vàng thích hợp nhất.
Kết luận
Thống kê giá vàng Việt Nam qua các năm giai đoạn 2013- 2024 có thể thấy giá vàng có sự tăng mạnh mẽ trong thời gian này. Hiện tại, vàng là kênh đầu tư hấp dẫn với các người dân lẫn nhà đầu tư. Hi vọng qua bài viết này, KDTV sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn về thị trường và biến động giá vàng qua các thời kỳ.